Taj Mahal Mục lục Nguồn gốc và cảm hứng | Vườn | Các công trình phía ngoài | Mộ...
Pháo đài AgraLăng mộ HumayunFatehpur SikriTaj MahalVườn quốc gia KeoladeoKhajurahoHệ thống đường sắt trên núi của Ấn ĐộTuyến đường sắt Kalka–ShimlaNanda Devi và Vườn quốc gia Thung lũng các loài hoaQutub MinarPháo đài ĐỏVườn quốc gia Great HimalayaCác đền thờ thời CholaThanjavurGangaikonda CholapuramDarasuramHampiMamallapuramPattadakalHệ thống đường sắt trên núi của Ấn ĐộTuyến đường sắt Dãy núi NilgiriGhat Tây
Kiến trúc 1654Khởi đầu năm 1654LăngLăng mộ tại Ấn ĐộCông trình tưởng niệm tại Ấn ĐộKiến trúc MôgônKiến trúc Hồi giáoKiến trúc Ba TưAgraVòmDu lịch Uttar PradeshKỳ quan thế giới mớiDi sản thế giới tại Ấn ĐộKiến trúc vòmDu lịch Ấn ĐộTaj Mahal
lăng mộAgraẤn ĐộHoàng đếMôgônShāh JahānBa Tư1627tiếng Ba TưMumtaz MahalUstad Ahmad LahauriKiến trúc MôgônKiến trúc Ba TưThổ Nhĩ KỳẤn ĐộHồi giáomái vòmđá cẩm thạchĐịa điểm Di sản Thế giớiUNESCOUstad Ahmad Lahauri1631Mumtaz16481663François BernierHinduBa TưTimurMôgônGur-e AmirSamarkandMộ Itmad-Ud-DaulahJama Masjidđá sa thạchkiến trúc cắt đáGwaliorVườn Môgônbồn hoaluống hoabể phản chiếucâyvòi phun nướcBaburthiên đàngthần bíHồi giáosôngtam giácđìnhYamunagạchAli Mardanrosesdaffodilsfruit treeshoa hồngthuỷ tiên hoa vàngquảngười Anhvườn cỏLuân Đônlỗ châu maimái vòmđài chiêm ngưỡngpietra durahình ảnh phản chiếuthánh đườngkiến trúcMeccaDelhisảnhđiệnđá cẩm thạchBa Tưiwanbia kỷ niệmxoithápvòm củ hànhbông hoa senhình chạm đầu máiShivamuezzinThuluthAmanat Khanđá hoacẩm thạchkinh KoranAmanat Khanmắt cửachạm khắcđá quýMakranajasperPunjabjadepha lêTurquoiseTây TạngLapis lazuliAfghanistansapphireSri LankacarnelianẢ RậpUstad Ahmad LahauriBukharaSyriaBaluchistan
Taj Mahal
Buớc tưới chuyển hướng
Bước tới tìm kiếm
Taj Mahal | |
---|---|
Mặt phía nam của Taj Mahal. | |
Vị trí | Agra, Uttar Pradesh, Ấn Độ |
Tọa độ | 27°10′30″B 78°02′31″Đ / 27,175°B 78,04194°Đ / 27.17500; 78.04194Tọa độ: 27°10′30″B 78°02′31″Đ / 27,175°B 78,04194°Đ / 27.17500; 78.04194 |
Chiều cao | 73 m (240 ft) |
Xây dựng | 1632–1653[1] |
Kiến trúc sư | Ustad Ahmad Lahauri |
Phong cách kiến trúc | Kiến trúc Mughal |
Lượng tham quan | hơn 3 triệu khách (năm 2003) |
Di sản thế giới | |
Loại | Văn hóa |
Tiêu chuẩn | i |
Ngày nhận danh hiệu | 1983 |
Số hồ sơ tham khảo | 252 |
State Party | Ấn Độ |
Vùng | châu Á-Thái Bình Dương |
Vị trí của cố đô Agra và đền Taj Mahal trên bản đồ Ấn Độ. |
Tāj Mahal (tiếng Urdu: تاج محل, tiếng Hindi: ताज महल) là một lăng mộ nằm tại Agra, Ấn Độ. Hoàng đế Môgôn Shāh Jahān (gốc Ba Tư, lên ngôi năm 1627); trong tiếng Ba Tư Shah Jahan (شاه جها) có nghĩa là "chúa tể thế giới" đã ra lệnh xây nó cho người vợ của mình là Mumtaz Mahal, khi bà qua đời. Công việc xây dựng bắt đầu năm 1631 và hoàn thành năm 1653[2]. Một số tranh cãi xung quanh câu hỏi ai là người thiết kế Taj Mahal; rõ ràng một đội các nhà thiết kế và thợ thủ công đã chịu trách nhiệm thiết kế công trình và Ustad Ahmad Lahauri được coi là kiến trúc sư chính.[3]
Taj Mahal nói chung được coi là hình mẫu tuyệt vời nhất của Kiến trúc Môgôn, một phong cách tổng hợp các yếu tố của các phong cách Kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, và Hồi giáo.[4][5] Tuy phần mái vòm bằng đá cẩm thạch trắng của lăng là phần nổi bật nhất, thực tế Taj Mahal là một tổng hợp các phong cách kiến trúc. Nó được liệt vào danh sách các Địa điểm Di sản Thế giới của UNESCO năm 1983 và được miêu tả là một "kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới".[6] Việc xây dựng Taj Mahal đã được giao phó cho một hội đồng quản trị của kiến trúc sư dưới sự giám sát của triều đình, bao gồm Abd ul-Karim Khan Ma'mur, Makramat Khan, và Ustad Ahmad Lahauri.[7][8] Lahauri[9] thường được coi là người thiết kế chính.[6][10]
Mục lục
1 Nguồn gốc và cảm hứng
1.1 Ảnh hưởng
2 Vườn
3 Các công trình phía ngoài
4 Mộ
4.1 Móng
4.2 Vòm
4.3 Hình chạm đầu mái
4.4 Tháp
5 Trang trí
5.1 Trang trí bên ngoài
5.2 Trang trí bên trong
6 Xây dựng
7 Xem thêm
8 Tham khảo
9 Tài liệu
10 Liên kết ngoài
Nguồn gốc và cảm hứng |
Shah Jahan, vị hoàng đế của Đế quốc Môgôn trong giai đoạn cực thịnh của nó, nắm trong tay nhiều nguồn tài nguyên to lớn. Năm 1631 người vợ thứ ba của ông đã qua đời khi sinh đứa con gái thứ hai, và cũng là đứa con chung thứ mười bốn của họ.[11] Shah Jahan được cho là không thể khuây khoả trước mất mát đó. Những cuốn biên niên sử triều đình thời kỳ đó chứa nhiều câu chuyện liên quan tới nỗi buồn đau của Shah Jahan trước cái chết của Mumtaz; chúng chính là cơ sở của những câu "chuyện tình" thường được cho là cảm hứng tạo nên Taj Mahal.[12] Ví dụ, 'Abd al-Hamid Lahawri, đã ghi chép rằng, trước khi bà chết vị hoàng đế có "hai mươi sợi râu bạc," nhưng sau đó không còn sợi nào không bạc cả.[13]
Việc xây dựng đền Taj Mahal đã bắt đầu tại Agra ngay sau cái chết của Mumtaz năm 1632.[14] Lăng chính được hoàn thành năm 1648, và các công trình xung quanh cùng vườn cây hoàn thành năm năm sau đó. Tới thăm Agra năm 1663, nhà du lịch người Pháp François Bernier đã viết:[15]
Tôi sẽ kết thúc bức thư này với những dòng miêu tả về hai lăng mộ tuyệt vời và chúng chính là sự vượt trội đáng kể nhất của Agra trước Delhi. Một lăng được Jehan-guyre [sic] xây lên để vinh danh người cha Ekbar; và Chah-Jehan đã xây lăng kia để tưởng nhớ vợ mình Tage Mehale, một phụ nữ đẹp và nổi tiếng khác thường, người được chồng yêu thương rất mực tới mức có ghi chép rằng trong suốt cuộc đời và khi bà chết đức vua đã luôn ở bên và hầu như đã muốn theo bà vào trong mộ.[16]
Ảnh hưởng |
Lăng Taj Mahal sở hữu và là nơi phát triển nhiều truyền thống kiến trúc, đặc biệt là kiến trúc Hindu, Ba Tư và kiến trúc Môgôn trước đó. Một số cảm hứng đặc trưng lấy từ một số công trình Timur và Môgôn đã thành công trước đó. Chúng gồm Gur-e Amir (mộ của Timur, người khởi lập triều Timur, tại Samarkand),[17] Mộ của Humayun, Mộ Itmad-Ud-Daulah (thỉnh thoảng được gọi là Baby Taj), và chính Jama Masjid của Shah Jahan tại Delhi. Dưới sự bảo trợ của ông, công trình Môgôn đã đạt tới đỉnh cao hoàn thiện mới.[18] Trong khi các công trình Môgôn chủ yếu được xây bằng đá sa thạch đỏ, Shah Jahan đã ủng hộ việc sử dụng đá cẩm thạch trắng được khảm các loại đá bán quý khác.
Các thợ thủ công Hindu, đặc biệt là các nhà điêu khắc và thợ đá, đã mở rộng phạm vi buôn bán ra toàn châu Á vào thời điểm đó, và tài nghệ của họ được những người chịu trách nhiệm xây lăng mộ lưu tâm tìm kiếm. Tuy kiến trúc cắt đá là đặc điểm chủ yếu của những công trình xây dựng ở thời kỳ đó nhưng nó lại ít ảnh hưởng tới Taj Mahal (chạm khắc chỉ là một hình thức của yếu tố trang trí), các công trình Ấn Độ khác như cung điện Man Singh tại Gwalior là một nguồn cảm hứng cho hầu hết kiến trúc cung Môgôn và cũng là nguồn cảm hứng của đài kỷ niệm chhatris bên trong Taj Mahal.
Vườn |
Phức hợp này được đặt trong và ngoài một charbagh lớn (một Vườn Môgôn tiêu chuẩn thường được chia thành bốn phần).
Với kích thước 320 m × 300 m, vườn có những đường đi đắp cao chia mỗi phần của nó thành 16 bồn hoa hay luống hoa thấp. Một bể nước bằng đá marble cao ở trung tâm vườn, khoảng giữa mộ và cổng chính, và một bể phản chiếu gióng theo trục bắc nam phản chiếu hình ảnh Taj Mahal.[19] Mọi nơi trong vườn đều được bố trí những đường đi với các hàng cây và vòi phun nước.
Vườn charbagh được vị hoàng đế Môgôn đầu tiên là Babur đưa vào Ấn Độ, đây là kiểu thiết kế lấy cảm hứng từ các vườn cây Ba Tư. Charbagh có nghĩa phản chiếu các khu vườn thiên đàng (từ từ paridaeza trong tiếng Ba Tư—một khu vườn có tường bao). Trong các văn bản thần bí Hồi giáo thời kỳ Môgôn, thiên đàng được miêu tả là một khu vườn lý tưởng, phong phú. Nước đóng một vai trò quan trọng trong những phần miêu tả đó: Ở Thiên đường, những cuốn sách đó viết, bốn con sông bắt nguồn từ một dòng suối ở trung tâm hay một quả núi, và chúng chia khu vườn thành bốn phần bắc, tây, nam và đông.
Đa số các charbagh của Môgôn đều có hình tam giác, với một ngôi mộ hay ngôi đình lớn ở trung tâm vườn. Vườn Taj Mahal lại đặt yếu tố chính, ngôi mộ, ở phía cuối chứ không phải ở giữa vườn. Nhưng sự tồn tại của một Mahtab Bagh hay "Vườn Ánh trăng" mới được khám phá ở phía bên kia Yamuna cho ta một cách giải thích khác—rằng chính Yamuna được tích hợp vào thiết kế vườn, và mang ý nghĩa là một trong những dòng sông của Thiên đường.[20]
Cách bố trí của khu vườn, và các đặc điểm kiến trúc của nó như các vòi phun nước, gạch, và các lối đi lát đá marble, những luống hoa theo các hình khác nhau cùng những đặc điểm khác, tương tự với Shalimar, và cho thấy vườn có thể cũng đã được kiến trúc sư Ali Mardan thiết kế.[21] Early accounts of the garden describe its profusion of vegetation, including abundant roses, daffodils, and fruit trees.[22]
Những lời miêu tả đầu tiên về khu vườn nói tới sự phong phú của các loài thực vật, gồm hoa hồng, thuỷ tiên hoa vàng, và các loại cây ăn quả. Khi Đế quốc Môgôn suy tàn, khu vườn cũng tàn tạ theo. Khi người Anh nắm quyền kiểm soát Taj Mahal, họ đã thay đổi cảnh quan để khiến nó giống với những vườn cỏ tại Luân Đôn.[23]
Các công trình phía ngoài |
Phức hợp Taj Mahal được bao quanh bởi một bức tường đá sa thạch đỏ có bố trí lỗ châu mai ở ba cạnh. Mặt quay ra con sông không có tường bao. Bên ngoài bức tường là nhiều công trình phụ trợ khác, gồm cả lăng mộ của những người vợ khác của Shah Jahan, và một ngôi mộ lớn cho người hầu thân cận của Mumtaz. Các công trình đó, chủ yếu được xây dựng bằng đá sa thạch đỏ, nói chung nhỏ hơn các ngôi mộ Môgôn cùng thời kỳ.
Phía bên trong (vườn), bức tường được xây mặt trước bằng những mái vòm với cột chống, một đặc điểm điển hình cả các đền thờ Hindu sau này đã được tích hợp vào các thánh đường Môgôn. Bức tường được đặt rải rác một số ngôi nhà nhỏ (chattris) mái vòm, và các công trình nhỏ có thể từng được dùng làm nơi quan sát hay đài chiêm ngưỡng (như cái gọi là Ngôi nhà Âm nhạc, hiện được dùng như bảo tàng).
Cổng chính (darwaza) là một cấu trúc kỷ niệm được xây chủ yếu bằng đá marble. Phong cách làm ta liên tưởng tới phong cách kiến trúc Môgôn của các vị hoàng đế Môgôn trước đó. Cổng mái vòm của nó phản ánh hình ảnh cổng mái vòm của ngôi mộ, và trên các vòm cung pishtaq của nó được trang trí bằng những nét chữ viết. Cổng được trang trí với các motif hoa lá theo kiểu phù điêu đắp nổi thấp và pietra dura (khảm). Những vòm trần và những bức tường được trang trí các hình học phức tạp, như những hình được tìm thấy tại các công trình xây bằng đá sa thạch khác trong phức hợp.
Ở góc xa nhất của phức hợp, hai công trình xây bằng đá sa thạc đỏ lớn mở ra hai phía lăng mộ. Tường phía sau chúng song song với các bức tường bao phía tây và phía đông.
Hai công trình này là hình ảnh phản chiếu của nhau. Công trình phía tây là một thánh đường; phía đối diện của nó là jawab hay "sự đối diện", mục đích chính của nó là để tạo sự cân bằng kiến trúc (và có thể nó từng được sử dụng như một nhà khách ở thời Môgôn). Sự khác biệt giữa chúng là jawab không có mihrab, một hốc tường bên trong hướng về phía Mecca, và sàn của jawab có kiểu thiết kế hình học, trong khi sàn thánh đường Hồi giáo được khảm 596 tấm thảm của người cầu nguyện bằng đá marble đen.
Thiết kế căn bản của thánh đường tương tự với những thánh đường khác được Shah Jahan xây dựng, đặc biệt là thánh đường Jama Masjid tại Delhi: một sảnh dài nổi lên với ba lớp mái vòm. Các thánh đường Môgôn giai đoạn này chia sảnh điện thành ba khu vực: một điện chính với các điện nhỏ hơn ở hai bên. Tại Taj Mahal, mỗi điện dẫn tới một sảnh mái vòm lớn.
Mộ |
Móng |
Điểm nhấn của Taj Mahal là lăng mộ đá cẩm thạch trắng. Giống như hầu hết lăng mộ Môgôn khác, các yếu tố căn bản đều có nguồn gốc Ba Tư: một tòa nhà đối xứng với iwan, một ô cửa hình vòm, trên đỉnh là một vòm lớn.
Lăng mộ đứng trên một bệ hình vuông. Cấu trúc nền lớn và có nhiều phòng. Phòng chính là nơi đặt bia kỷ niệm Shah Jahan và Mumtaz (mộ ở dưới một cấp).
Nền chủ yếu là hình khối với các cạnh xoi, khoảng 55 mét mỗi cạnh (xem sơ đồ nền, bên phải). Ở các cạnh dài, một pishtaq, hay lối đi có mái vòm lớn, bao quanh iwan, với một ban công hình vòm tương tự bên trên. Các vòm chính kéo dài trên mái tòa nhà bằng cách sử dụng mặt ngoài nối tiếp.
Mỗi bên vòm chính, các lối đi có mái vòm phụ được sắp xếp bên trên và bên dưới. Motif sắp xếp pistaq được lặp lại tại khu góc xoi.
Thiết kế hoàn toàn đồng nhất và như nhau ở mọi phía tòa nhà. Bốn tháp, ở mỗi góc chân cột, đối diện với các góc xoi, tạo thành khung bao mộ.
Vòm |
Vòm đá mable trên mộ là điểm đáng chú ý nhất. Nó cao bằng với nền tòa nhà khoảng 35m. Chiều cao của nó nổi bật nhờ được đặt trên một cấu trúc hình trụ cao khoảng 7 mét.
Vì hình dạng của nó, vòm thường được gọi là vòm củ hành (cũng được gọi là amrud hay vòm ổi). Đỉnh vòm được trang trí một bông hoa sen, với vai trò nhấn mạnh chiều cao. Đỉnh cao nhất là một hình chạm đầu mái mạ vàng, theo phong cách pha trộn Ba Tư truyền thống và các yếu tố Hindu.
Hình dạng vòm được nhấn mạnh bởi bốn chattris (buồng) nhỏ hơn đặt ở bốn góc. Chattri vòm tuân theo hình dạng củ hành của vòm chính. Đáy hình cột của chúng mở qua mái mộ, và dẫn ánh sáng vào bên trong. chattris cũng có đỉnh là các hình chạm đầu mái mạ vàng.
Các đường xoắn ốc trang trí (guldastas) kéo dài từ cách cách đáy tường, và là điểm nhấn quang học cho chiều cao vòm.
Motif hoa sen được lặp lại trên cả chattris và guldastas.
Hình chạm đầu mái |
Đỉnh của mái vòm chính có một chóp nhọn (hay hình chạm) dát vàng. Cho tới những năm đầu 1800 đỉnh chóp được làm bằng vàng, ngày nay nó được làm từ đồng. Hình chóp chính là bằng chứng rõ ràng cho thấy có sự hòa nhập giữa truyền thống Ba Tư và những yếu tố trang trí Hindu. Trên cùng của hình chóp là một Mặt Trăng theo motif Hồi giáo truyền thống, có hai đầu nhọn hướng lên trời. Do vị trí của nó ở trên đầu mái, hai đầu nhọn của Mặt Trăng và đỉnh chóp tạo thành một hình đinh ba—gợi lại một biểu tượng truyền thống Hindu là Shiva. Những đỉnh tháp đều có dạng củ hành tương tự nhau. Đỉnh tháp trung tâm giống hệt như một chén đựng nước thánh của người Hindu ('kalash hay kumbh).
Tháp |
Tại mỗi góc của mặt nền lăng mộ là các ngọn tháp theo kiểu giáo đường Hồi giáo: bốn ngọn tháp lớn cao hơn 40m. Một lần nữa các ngọn tháp đã thể hiện xu hướng chủ đạo cơ bản của Taj Mahal là sự đối xứng và thiết kế lặp lại.
Các ngọn tháp được thiết kế với công năng tương tự như các ngọn tháp truyền thống ở giáo đường Hồi giáo, đó là nơi các muezzin (thầy tu) kêu gọi những tín đồ sùng đạo cầu nguyện. Mỗi ngọn tháp được chia làm ba phần bằng nhau rõ rệt bởi hai ban công, dùng để rung chuông cho tháp. Trên đỉnh mỗi ngọn tháp là ban công cao nhất với một chhatri trên cùng, phản chiếu lại những thiết kế trên hầm mộ.
Chhatri của các ngọn tháp đều có những chi tiết hoàn thiện giống nhau: thiết kế hình hoa sen, trên cùng là hình chạm đầu mái. Mỗi ngọn tháp đều được xây hơi nghiêng ra phía ngoài của mặt nền, để cho khi tháp có bị sụp đổ (một sự cố thường xảy ra đối với những công trình cao tầng vào thời đó)thì các mảnh vụn cũng sẽ có xu hướng rơi ra xa hầm mộ.
Trang trí |
Trang trí bên ngoài |
Các trang trí bên ngoài đền Taj Mahal được đánh giá là những trang trí đẹp nhất thời vương triều Môgôn. Một chi tiết trang trí nổi bật chính là các dòng chữ pishtaq nổi tiếng. Các chữ pistaq phía dưới được viết nhỏ hơn phía trên để khi từ dưới nhìn lên, ta có cảm tưởng là các chữ này to bằng nhau. Chúng được viết bằng sơn, hoặc bằng vữa, hoặc bằng đá khảm hoặc đơn giản hơn là chạm khắc thẳng vào vách tường.
Các đoạn văn trên tường đền Taj Mahal được viết theo kiểu Thuluth, một kiểu chữ rất đẹp và bóng bẩy do Amanat Khan tạo ra. Chúng được khảm bởi các loại đá quý như đá hoa và cẩm thạch, đặc biệt các đoạn chữ viết trên bệ đá cẩm thạch của đài tưởng niệm trong đền lại càng chi tiết và thanh nhã hơn. Một số đoạn văn bản trong kinh Koran cũng được trang trí trên tường đền, tương truyền rằng đích thân Amanat Khan đã chọn những đoạn này.[24][25]
Khi bước vào cổng Taj Mahal, có một dòng chữ viết như sau: O Soul, thou art at rest. Return to the Lord at peace with Him, and He at peace with you. (tạm dịch là: Này linh hồn, mi đang yên nghỉ. Hãy trở về bên Thượng đế, bình yên với Ngài, và Ngài bình yên với mi.)
Tranh chạm.
Chi tiết bông hoa khắc trên đền.
Các trang trí ở phần mắt cửa.
Kiểu bố trí chữ chi.
Trang trí bên trong |
Nội thất bên trong lăng Taj Mahal đã vượt ra khỏi những yếu tố trang trí truyền thống. Có thể nhận xét không hề cường điệu, lăng mộ đúng là một món trang sức. Những chi tiết trang trí ở đây không phải là tranh khảm mà là chạm khắc. Vật liệu trang trí trên bề mặt không phải là cẩm thạch hay ngọc bích mà là đá quý hay đá bán quý. Mỗi chi tiết trang trí ngoại thất của hầm mộ đều được đánh giá lại với nghệ thuật kim hoàn.
Xây dựng |
Taj Mahal được xây trên một thửa đất ở phía nam của thành phố cổ Agra. Shah Jahan presented Maharajah Jai Singh với một cung điện lớn ở trung tâm Agra để trao đổi lấy đất xây dựng.[26] Khu vực có diện tích gần 3 acre (khoảng 12.000 m2) được đào lên, lấp đầy bụi để giảm thấm, và ở độ cao 50 mét (160 ft) so với bờ sông. Ở khu vực mộ, các giếng được đào lên và lấp đầu cuội sỏi để tạo móng cho mộ. Thay vì dùng tre chống đỡ, những người thợ đã xây dựng một giàn giáo bằng gạch lớn phản chiếu ngôi mộ. Giàn giáo rất to lớn theo ước tính mất khoảng vài năm để những người thợ tháo dỡ nó.
Theo truyền thuyết, Shah Jahan ra lệnh rằng bất cứ ai cũng có thể giữ những viên gạch lấy từ giàn giáo, và do đó nó đã bị những người nông dân tháo dỡ chỉ trong một đêm. 15 km (9,3 mi) đường dốc bằng đất đầm nện được xây dựng để vận chuyển đá cẩm thạch và các vật liệu khác đến để xây dựng công trình và các đội gồm 20 hoặc 30 con bà được dùng để kéo các khối đá trên các toa xe có cấu tạo đặc biệt.[27] Một hệ thống ròng rọc phức tạp được sử dụng để nâng các khối đá lên đến vị trí thiết kế. Nước được lấy từ sông bằng một loạt các purs, theo cơ chế dùng sức kéo của súc vật, đổ vào một hồ chứa nước lớn và đưa lên các bồn phân phối lớn. Nó được đưa qua 3 bồn chứa nhỏ hơn, từ đó cấp đến các phức hợp.
Các trụ và ngôi mộ mất khoảng 12 năm để hoàn thành. Phần còn lại của khu phức hợp mất thêm 10 năm và đã được hoàn thành theo thứ tự tháp, nhà thờ Hồi giáo và Jawab, và cổng. Vì phức hợp được xây dựng trong nhiều giai đoạn, nên có sự khác biệt về ngày hoàn thành do những quan điểm khác nhau về sự "hoàn thành". Ví dụ, riêng lăng mộ, về cơ bản hoàn thành năm 1643, nhưng công việc vẫn còn tiếp tục để hoàn thành những phần còn lại của khu phức hợp. Dự toán chi phí xây dựng có sự khác biệt do những khó khăn trong dự toán chi phí theo thời gian. Tổng chi phí đã được ước tính là khoảng 32 triệu Rupees tại thời điểm đó.[28]
Vật liệu xây dựng Taj Mahal được lấy từ nhiều nơi trên khắp Ấn Độ và châu Á và có hơn 1000 con voi được sử dụng để vận chuyển vật liệu xây dựng. Đá cẩm thạch trắng mờ được mua từ Makrana, Rajasthan, jasper từ Punjab, jade và pha lê từ Trung Quốc. Turquoise từ Tây Tạng và Lapis lazuli từ Afghanistan, trong khi sapphire từ Sri Lanka và carnelian từ Ả Rập. Tổng cộng có 28 loại đá quý và bán quý được khảm vào đá cẩm thạch trắng.
Việc xây dựng Taj Mahal đã được giao phó cho một hội đồng quản trị của kiến trúc sư dưới sự giám sát của triều đình, bao gồm Abd ul-Karim Khan Ma'mur, Makramat Khan, và Ustad Ahmad Lahauri.[7][8] Lahauri[9] is generally considered to be the principal designer.[6]
20.000 lao động được sử dụng từ khắp miền bắc Ấn Độ. Các nhà điêu khắc từ Bukhara, nhà thư pháp từ Syria và Ba Tư, người xếp lớp đá từ miền nam Ấn Độ, người cắt đá từ Baluchistan, một chuyên gia trong việc xây dựng tháp pháo, một người chỉ chuyên khắc hoa trên đá cẩm thạch, trong tổng số 37 người tạo ra tuyệt tác này. Một số thợ xây tham gia xây dựng Taj Mahal là:
- Ismail Afandi (a.k.a. Ismail Khan) - trước đó làm việc cho Ottoman Sultan và được xem là một trong những người thiết kế mái vòm.[29]
Ustad Isa, sinh ở Shiraz, đế quốc Ottoman hoặc Agra – có vai trò quan trọng trong việc thiết kế kiến trúc và mái vòm chính.[30]
- 'Puru' từ Benarus, Ba Tư – là người giám sát kiến trúc.[31]
- Qazim Khan, người Lahore – cast the solid gold finial.
- Chiranjilal - nhà điêu khắc trưởng và khảm đá.
- Amanat Khan từ Shiraz, Iran – thư pháp trưởng.[32]
- Muhammad Hanif – giám sát phần xây nề.
- Mir Abdul Karim và Mukkarimat Khan của Shiraz – phụ trách tài chính và quản lý sản xuất hàng ngày.
Xem thêm |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Taj Mahal |
- Lăng mộ của Mausolus
- Lăng Hồ Chí Minh
- Lăng mộ Tần Thủy Hoàng
- Lăng Lenin
- Kiến trúc Ba Tư
- Mộ Humayun
- Pháo đài Agra
- Fatehpur Sikri
- Bibi Ka Maqbara
- Kiến trúc Thổ Nhĩ Kỳ
Tham khảo |
^ Dutemple, Lesley A (2003). The Taj Mahal. Lerner Publications Co. tr. 32. ISBN 0-8225-4694-9. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2014.
^ Dutemple, Lesley A (2003). The Taj Mahal. Lerner Publications Co. tr. 32. ISBN 0-8225-4694-9. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2014.
^ UNESCO World Heritage Centre. “Taj Mahal – UNESCO World Heritage Centre”. Whc.unesco.org. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2013.
^ Hasan, Parween (tháng 11 năm 1994). “Review of Mughal Architecture: Its outline and its history”. The Journal of Asian Studies 53 (4): 1301.
^ Lesley A. DuTemple, "The Taj Mahal", Lerner Publishing Group (March 2003). pg 26: "The Taj Mahal, a spectacular example of Moghul architecture, blends Islamic, Hindu and Persian styles"
- ^ aăâUNESCO advisory body evaluation.
- ^ aăHistory of the Taj Mahal Agra, Retrieved on: ngày 20 tháng 1 năm 2009.
- ^ aăAnon. “The Taj mahal”. Islamic architecture. Islamic Arts and Architecture Organization. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2009.
- ^ aăFrom Lahore as the name suggests (Koch.p88)
^ SouLSteer, Taj Mahal, ngày 21 tháng 4 năm 2013
^ “Public Broadcasting Service”. PBS. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2010.
^ Muhammad Abdullah Chaghtai Le Tadj Mahal D'Agra (Hindi). Histoire et description (Brussells) 1938 p46
^ 'Abd al-Hamid Lahawri Badshah Namah Ed. Maulawis Kabir al-Din Ahmad and 'Abd al-Rahim under the superintendence of Major W.N. Lees. Vol. I Calcutta 1867 pp384-9; Muhammad Salih Kambo Amal-i-Salih or Shah Jahan Namah Ed. Ghulam Yazdani Vol.I (Calcutta) 1923 p275
^ “Taj Mahal History”.
^ Mahajan, Vidya Dhar (1970). Muslim Rule In India. tr. 200.
^ François Bernier "Letter to Monsieur de la Mothe le Vayer. Written at Dehli [sic] the first of July 1663" Travels in the Moghul Empire A.D. 1657-1668 (Westminster: Archibald Constable & Co.) 1891 p293
^ Chaghtai Le Tadj Mahal p146
^ Copplestone, p.166
^ Begley, Wayne E. (tháng 3 năm 1979). “The Myth of the Taj Mahal and a New Theory of Its Symbolic Meaning”. The Art Bulletin 61 (1): 14. doi:10.2307/3049862.
^ Wright, Karen (ngày 1 tháng 7 năm 2000). “Works in Progress”. Discover (Waukesha, WI, USA: Kalmbach Publishing).
^ Allan, John (1958). The Cambridge Shorter History of India . Cambridge: S. Chand, 288 pages. p. 318.
^ The Taj by Jerry Camarillo Dunn Jr.
^ Koch, p. 139.
^ Taj Mahal Calligraphy.
^ Koch, p. 100.
^ Chaghtai Le Tadj Mahal p54; Lahawri Badshah Namah Vol.1 p. 403.
^ David Carroll; Newsweek, inc. Book Division (1973). The Taj Mahal. Newsweek. tr. 64.In order to transport materials, a ten-mile-long ramp of tamped earth was built through Agra, and on it trudged an unending parade of elephants and bullock carts dragging blocks of marble to the building site.
^ Dr. A. Zahoor and Dr. Z. Haq.
^ Who designed the Taj Mahal.
^ Nath, R. (1982). Islamic architecture and culture in India. Delhi: B.R. Pub. Corp. tr. 187–189. OCLC 13095705.
^ ISBN 964-7483-39-2.
^ “It Never Disappoints; The Taj Mahal has the sort of majestic beauty that catches you unawares”. Meaindia.nic.in. Ngày 25 tháng 2 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2010.
Tài liệu |
- Asher, Catherine B. Architecture of Mughal India New Cambridge History of India I.4 (Cambridge University Press) 1992 ISBN 0-521-26728-5
- Bernier, Françoi' Travels in the Moghul Empire A.D. 1657-1668 (Westminster: Archibald Constable & Co.) 1891
- Carroll, David (1971). The Taj Mahal, Newsweek Books ISBN 0-88225-024-8
- Chaghtai, Muhammad Abdullah Le Tadj Mahal d'Agra (Inde). Histoire et description (Brussells: Editions de la Connaissance) 1938
- Copplestone, Trewin. (ed). (1963). World architecture - An illustrated history. Hamlyn, London.
- Gascoigne, Bamber (1971). The Great Moguls, Harper & Row
- Havel, E.B. (1913). Indian Architecture: Its Psychology, Structure and History, John Murray
- Kambo, Muhammad Salih Amal-i-Salih or Shah Jahan Namah Ed. Ghulam Yazdani (Calcutta: Baptist Mission Press) Vol.I 1923. Vol. II 1927
Koch, Ebba. The Complete Taj Mahal: And the Riverfront Gardens of Agra (bằng tiếng Anh) . Thames & Hudson Ltd. tr. 288 pages. ISBN 0-500-34209-1.
- Lahawri, 'Abd al-Hamid Badshah Namah Ed. Maulawis Kabir al-Din Ahmad and 'Abd al-Rahim under the superintendence of Major W.N. Lees. (Calcutta: College Press) Vol. I 1867 Vol. II 1868
- Lall, John (1992). Taj Mahal, Tiger International Press
- Rothfarb, Ed (1998). In the Land of the Taj Mahal, Henry Holt ISBN 0-8050-5299-2
- Saksena, Banarsi Prasad History of Shahjahan of Dihli (Allahabad: The Indian Press Ltd.) 1932
- Stall, B (1995). Agra and Fathepur Sikri, Millennium
- Stierlin, Henri [editor] & Volwahsen, Andreas (1990). Architecture of the World: Islamic India, Taschen
- Tillitson, G.H.R. (1990). Architectural Guide to Mughal India, Chronicle Books
Liên kết ngoài |
Wikivoyage có chỉ dẫn du lịch về Taj Mahal |
- Taj Mahal in UNESCO List
- Chronology of events associated with the Taj Mahal based on 17th Century Sources
Berger Foundation (Fondation Berger) French site displaying dozens of detailed photos of Taj Mahal- Moonlight Garden and the Black Taj Myth
- 'The Man Of Marble' - Outlook India
Taj Mahal's 360° panorama photo 1 MB Download 11640 X 770 size Photo (Creative Commons).
|
|
Thể loại:
- Kiến trúc 1654
- Khởi đầu năm 1654
- Lăng
- Lăng mộ tại Ấn Độ
- Công trình tưởng niệm tại Ấn Độ
- Kiến trúc Môgôn
- Kiến trúc Hồi giáo
- Kiến trúc Ba Tư
- Agra
- Vòm
- Du lịch Uttar Pradesh
- Kỳ quan thế giới mới
- Di sản thế giới tại Ấn Độ
- Kiến trúc vòm
- Du lịch Ấn Độ
- Taj Mahal
(RLQ=window.RLQ||[]).push(function(){mw.config.set({"wgPageParseReport":{"limitreport":{"cputime":"0.588","walltime":"0.770","ppvisitednodes":{"value":2008,"limit":1000000},"ppgeneratednodes":{"value":0,"limit":1500000},"postexpandincludesize":{"value":67093,"limit":2097152},"templateargumentsize":{"value":1289,"limit":2097152},"expansiondepth":{"value":16,"limit":40},"expensivefunctioncount":{"value":3,"limit":500},"unstrip-depth":{"value":0,"limit":20},"unstrip-size":{"value":24104,"limit":5000000},"entityaccesscount":{"value":1,"limit":400},"timingprofile":["100.00% 582.400 1 -total"," 56.96% 331.731 2 Bản_mẫu:Infobox"," 52.31% 304.650 1 Bản_mẫu:Infobox_Historic_Site"," 20.62% 120.097 1 Bản_mẫu:Tham_khảo"," 18.22% 106.085 1 Bản_mẫu:Geobox_coor"," 10.16% 59.157 7 Bản_mẫu:Chú_thích_sách"," 7.70% 44.872 1 Bản_mẫu:Convert"," 4.75% 27.675 1 Bản_mẫu:Designation/divbox"," 4.59% 26.746 1 Bản_mẫu:Location_map"," 4.47% 26.025 1 Bản_mẫu:Maplink"]},"scribunto":{"limitreport-timeusage":{"value":"0.237","limit":"10.000"},"limitreport-memusage":{"value":6506596,"limit":52428800}},"cachereport":{"origin":"mw1254","timestamp":"20190914094525","ttl":2592000,"transientcontent":false}}});});{"@context":"https://schema.org","@type":"Article","name":"Taj Mahal","url":"https://vi.wikipedia.org/wiki/Taj_Mahal","sameAs":"http://www.wikidata.org/entity/Q9141","mainEntity":"http://www.wikidata.org/entity/Q9141","author":{"@type":"Organization","name":"Nhu1eefng ngu01b0u1eddi u0111u00f3ng gu00f3p vu00e0o cu00e1c du1ef1 u00e1n Wikimedia"},"publisher":{"@type":"Organization","name":"Wikimedia Foundation, Inc.","logo":{"@type":"ImageObject","url":"https://www.wikimedia.org/static/images/wmf-hor-googpub.png"}},"datePublished":"2006-06-09T14:30:49Z","dateModified":"2019-06-17T11:51:47Z","image":"https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/f5/Taj_Mahal_2012.jpg"}(RLQ=window.RLQ||[]).push(function(){mw.config.set({"wgBackendResponseTime":135,"wgHostname":"mw1268"});});